30 NGÀY THÀNH THẠO LÀM VIỆC CÙNG AI (ChatGPT) DÀNH CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
Tác giả: Lương Dũng Nhân, NCS.TS. về Generative AI trong Giáo dục (2025)
LỜI MỞ ĐẦU
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI KHÓA HỌC "30 NGÀY THÀNH THẠO LÀM VIỆC CÙNG AI"!
Bạn đang đứng trước một cơ hội tuyệt vời để "nâng cấp" kỹ năng công việc của mình bằng cách "kết bạn" với một trợ thủ đắc lực: Trí thông minh Nhân tạo (AI)!
Trong 30 ngày tới, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá sức mạnh của ChatGPT và các công cụ AI khác - những công cụ có thể thay đổi cách bạn làm việc, giúp bạn tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả, và tạo ra những giải pháp đột phá.
BẠN SẼ HỌC ĐƯỢC GÌ?
Hiểu rõ về ChatGPT và AI: Không chỉ là lý thuyết, bạn sẽ thực sự sử dụng AI để giải quyết các công việc văn phòng hàng ngày.
"Chỉ huy" AI: Bạn sẽ nắm vững 7 Nguyên lý Chỉ huy AI độc quyền của tôi, "bí kíp" để "ra lệnh" cho ChatGPT một cách hiệu quả nhất.
Ứng dụng vào mọi công việc văn phòng: Từ soạn thảo email, tạo báo cáo, đến chuẩn bị thuyết trình, phân tích dữ liệu, và quản lý dự án - bạn sẽ thấy AI có thể "trợ lực" cho bạn hiệu quả như thế nào.
Trở thành "phù thủy văn phòng": Với AI, bạn sẽ có thêm "phép thuật" để giải quyết công việc nhanh hơn, thông minh hơn, và sáng tạo hơn.
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ NHẤT: "MƯA DẦM THẤM LÂU"
Khóa học này được thiết kế theo phương pháp "Học vi mô có Chủ ý Thường xuyên và Chiêm nghiệm" (FDCM - Frequent Deliberate Contemplative Micro-learning) do tôi phát minh với các nguyên tắc:
Mỗi ngày một chút: Chỉ cần dành khoảng 30 phút mỗi ngày để học và thực hành.
Không học dồn: Học và thực hành mỗi ngày, tích lũy dần dần.
Thực hành là "vua": Đừng chỉ đọc và xem! Hãy thực sự sử dụng ChatGPT, thử nghiệm các prompt (câu lệnh), "đối đáp" với AI, và đánh giá, nghiền ngẫm, hoàn thiện kết quả.
Biến AI thành "đồng nghiệp": Tích hợp AI vào quy trình làm việc hàng ngày của bạn. Đừng coi nó là một "bài tập", mà hãy coi nó là một công việc thực sự.
Chiêm nghiệm và đúc kết: Sau mỗi bài học, hãy dành vài phút để suy nghĩ về những gì bạn đã học, và cách bạn có thể áp dụng nó vào thực tế. Tốt nhất là bạn nên ghi chú lại những ý chiêm nghiệm này trong một cuốn sổ tay hoặc file riêng của bạn.
Thử nghiệm: Đừng ngại thử các prompt khác nhau, các cách tiếp cận khác nhau. AI là một "sân chơi" để bạn khám phá!
HÃY NHỚ:
Bạn không cần phải là một chuyên gia công nghệ để sử dụng AI, giống như việc bạn không cần phải thành kỹ sư ô tô để lái được ô tô.
Bạn không đơn độc! Hãy chia sẻ kinh nghiệm, đặt câu hỏi, và học hỏi từ những người khác.
Bạn còn được trang bị một chatbot chuyên góp ý Prompt theo các nguyên lý chỉ huy AI tôi trình bày tại ĐÂY, chỉ cần gửi câu prompt bạn định dùng cho bot và nhận góp ý, từ đó cải thiện năng lực ra lệnh cho AI (prompting) của mình nhé.
Quan trọng nhất: Hãy vui vẻ! Học với AI là một hành trình thú vị và đầy bất ngờ.
BẠN ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA? CHÚNG TA BẮT ĐẦU THÔI!
MODULE 1: LÀM QUEN VỚI AI VÀ ỨNG DỤNG CƠ BẢN
Hãy nhớ: bạn có chatbot hỗ trợ đánh giá và góp ý prompt ở ĐÂY.
NGÀY 1 (THỨ HAI): LÀM QUEN VỚI AI + NGUYÊN LÝ 1: ĐỘNG TỪ
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Hiểu AI là gì và nắm được Nguyên lý 1: Động từ
1. AI là gì và nó có thể làm được gì? (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để tìm hiểu về chính nó
Tạo tài khoản miễn phí tại chat.openai.com
Prompt 1: "ChatGPT là gì? Giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu."
Prompt 2: "ChatGPT có thể giúp gì cho công việc văn phòng hàng ngày?"
Prompt 3: "So sánh ChatGPT với các công cụ AI khác (như Gemini, Claude)"
Ghi chú: Đọc kỹ câu trả lời và ghi lại 3 điểm quan trọng nhất bạn học được
2. Nguyên lý 1: Động từ (Mệnh lệnh Linh hoạt, Chuẩn xác) (10 phút)
Giới thiệu: Động từ là "xương sống" của câu lệnh (prompt). Chọn đúng động từ cụ thể giúp ChatGPT hiểu rõ bạn muốn gì.
Thực hành:
Prompt: "Liệt kê có hệ thống 20 động từ đa dạng và cụ thể có thể sử dụng trong các prompt khi yêu cầu AI hỗ trợ công việc văn phòng. Giải thích ngắn gọn công dụng của mỗi động từ."
So sánh các prompt:
Kém hiệu quả: "Nói về cách viết email."
Tốt hơn: "Phân tích các yếu tố quan trọng của một email chuyên nghiệp."
Rất tốt: "Soạn thảo một email cho [tình huống cụ thể] với giọng điệu [mô tả] và độ dài [số từ]."
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn 3 động từ từ danh sách và tạo 3 prompt khác nhau cho một tác vụ văn phòng bạn thường làm
Thử các prompt và ghi lại kết quả nào hiệu quả nhất
4. Suy ngẫm
Bạn thấy ngạc nhiên nhất về điều gì khi sử dụng ChatGPT lần đầu?
Bạn nghĩ mình sẽ sử dụng AI cho những công việc cụ thể nào?
NGÀY 2 (THỨ BA): TÓM TẮT VĂN BẢN + NGUYÊN LÝ 2: DANH TỪ
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để tóm tắt văn bản và học Nguyên lý 2: Danh từ
1. Tóm tắt văn bản với AI (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để tóm tắt các loại văn bản văn phòng khác nhau
Văn bản mẫu: Chuẩn bị:
Một email dài (hoặc văn bản) từ công việc thực tế
Một báo cáo hoặc tài liệu chuyên môn
Một bài viết hoặc tin tức liên quan đến ngành nghề của bạn
Prompt cơ bản:Tóm tắt đoạn văn bản sau thành [số lượng] ý chính:
{{{[Dán văn bản của bạn]}}}"
Thử nghiệm:
Thay đổi số lượng ý chính (3, 5, 7)
Thêm yêu cầu về độ dài (như "dưới 100 từ", "trong 3 câu")
Lưu ý: Dấu ngoặc nhọn {{{ }}} giúp AI phân biệt đâu là prompt, đâu là nội dung cần xử lý
2. Nguyên lý 2: Danh từ (Thành phẩm Đa dạng, Chuẩn mực) (10 phút)
Giới thiệu: Danh từ giúp xác định loại kết quả bạn muốn (báo cáo, email, kế hoạch, quy trình...)
Thực hành:
Prompt: "Liệt kê và giải thích 20 loại tài liệu/văn bản thường dùng trong môi trường văn phòng. Mỗi loại cần có tên gọi, mô tả ngắn và mục đích sử dụng."
So sánh các prompt:
Kém hiệu quả: "Viết về cuộc họp."
Tốt hơn: "Tạo chương trình họp cho buổi thảo luận về [chủ đề]."
Rất tốt: "Soạn biên bản cuộc họp chi tiết dựa trên các ghi chú sau: [ghi chú]."
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một tài liệu dài bạn cần đọc
Sử dụng ChatGPT để tóm tắt với nhiều format khác nhau (điểm đạn, đoạn văn ngắn, bảng thông tin chính)
Xác định format nào hữu ích nhất cho bạn
4. Suy ngẫm
Bạn thường phải đọc và tóm tắt những loại tài liệu nào trong công việc?
Khả năng tóm tắt của AI có thể tiết kiệm cho bạn bao nhiêu thời gian?
NGÀY 3 (THỨ TƯ): THỰC HÀNH SÂU & CHIÊM NGHIỆM
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Thực hành sâu hơn một kỹ năng từ Ngày 1 hoặc 2 và chiêm nghiệm học tập
1. Lựa chọn kỹ năng để đào sâu (5 phút)
Quyết định xem bạn muốn thực hành sâu hơn về:
Tùy chọn A: Làm quen với AI và sử dụng động từ (Ngày 1)
Tùy chọn B: Tóm tắt văn bản và sử dụng danh từ (Ngày 2)
2. Thực hành nâng cao (15 phút)
Nếu chọn Tùy chọn A (từ Ngày 1):
Thử thách: Sử dụng 5 động từ khác nhau cho cùng một yêu cầu
Prompt: "Cho một tình huống văn phòng cụ thể này: [mô tả tình huống công việc thực tế của bạn], hãy tạo 5 prompt khác nhau sử dụng 5 động từ khác nhau (như: phân tích, tóm lược, đề xuất, đánh giá, thiết kế) và cho thấy mỗi prompt sẽ tạo ra kết quả khác nhau như thế nào."
Thử từng prompt được đề xuất và so sánh kết quả
Nếu chọn Tùy chọn B (từ Ngày 2):
Thử thách: Tóm tắt một tài liệu phức tạp thành nhiều định dạng
Chọn một tài liệu phức tạp từ công việc của bạn (báo cáo, tài liệu kỹ thuật, v.v.)
Prompt: "Tóm tắt tài liệu này thành nhiều định dạng khác nhau: (1) một đoạn ngắn 100 từ, (2) 5 điểm đạn chính, (3) một sơ đồ tư duy có cấu trúc, (4) một bảng so sánh nếu có nhiều ý tưởng/khái niệm, và (5) một bộ 3 câu hỏi và trả lời quan trọng nhất."
3. Áp dụng vào công việc thực tế (5 phút)
Chọn một tác vụ thực tế từ công việc hiện tại của bạn
Áp dụng kỹ năng bạn vừa thực hành để hoàn thành tác vụ đó
4. Chiêm nghiệm sâu (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
Những hiểu biết mới bạn có được từ 3 ngày đầu tiên
Điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất về khả năng của AI?
Bạn thấy mình cần cải thiện điều gì để sử dụng AI hiệu quả hơn?
Bạn dự định sẽ áp dụng những kỹ năng này vào công việc như thế nào?
NGÀY 4 (THỨ NĂM): VIẾT EMAIL + NGUYÊN LÝ 3: VAI TRÒ
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để viết email hiệu quả và học Nguyên lý 3: Vai trò
1. Viết email với AI (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để viết các loại email văn phòng khác nhau
Các loại email thực hành:
Email yêu cầu thông tin từ đồng nghiệp
Email báo cáo tiến độ cho quản lý
Email từ chối lịch sự một đề nghị
Email xử lý tình huống khó (như: phàn nàn, xung đột, v.v.)
Prompt cơ bản:Viết email [loại email] cho [người nhận] về [chủ đề].
Email cần [những yêu cầu cụ thể về độ dài, giọng điệu, nội dung].
Thử nghiệm: Với cùng một tình huống, thử thay đổi:
Độ dài (ngắn gọn / chi tiết)
Giọng điệu (trang trọng / thân thiện / hài hước)
Mức độ chi tiết (đơn giản / đầy đủ thông tin)
2. Nguyên lý 3: Vai trò (Đúng Người, Đúng Nghề, Đúng Việc) (10 phút)
Giới thiệu: Gán vai trò cho AI giúp nó tạo ra nội dung phù hợp với góc nhìn và chuyên môn của vai trò đó.
Thực hành:
Prompt: "Liệt kê 15 vai trò chuyên nghiệp khác nhau phù hợp cho các tác vụ văn phòng, kèm theo mô tả kỹ năng chính và phong cách giao tiếp của mỗi vai trò."
So sánh các prompt:
Không vai trò: "Viết email yêu cầu tăng ngân sách cho dự án."
Có vai trò: "Bạn là trưởng phòng tài chính giàu kinh nghiệm, viết email yêu cầu tăng ngân sách cho dự án."
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một email quan trọng bạn cần gửi trong thời gian tới
Viết prompt cho ChatGPT với vai trò cụ thể
Thử 2-3 vai trò khác nhau cho cùng một email và so sánh kết quả
4. Suy ngẫm
Vai trò nào tạo ra nội dung phù hợp nhất với nhu cầu của bạn?
Bạn thấy nguyên lý vai trò giúp ích như thế nào trong viết email?
NGÀY 5 (THỨ SÁU): TÌM KIẾM THÔNG TIN + NGUYÊN LÝ 4: TRI THỨC
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để tìm kiếm thông tin hiệu quả và học Nguyên lý 4: Tri thức
1. Tìm kiếm thông tin với AI (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT (với tính năng Search) để tìm kiếm thông tin hữu ích
Bật tính năng Browse: Kiểm tra rằng bạn đã bật tính năng Search trong ChatGPT (có biểu tượng địa cầu ở đáy giao diện)
Thử các loại tìm kiếm:
Thông tin thực tế (số liệu, dữ kiện, định nghĩa)
Xu hướng hiện tại trong ngành của bạn
So sánh các khái niệm hoặc phương pháp
Tìm kiếm các bài viết hoặc nghiên cứu về một chủ đề
Prompt mẫu:Tìm và tóm tắt thông tin mới nhất về [chủ đề] trong lĩnh vực [ngành nghề].
Cung cấp 3-5 điểm chính và kèm theo nguồn tham khảo.
2. Nguyên lý 4: Tri thức (Không Bột Đố Gột Nên Hồ) (10 phút)
Giới thiệu: AI cần thông tin đầu vào (tri thức) chính xác và đầy đủ để đưa ra kết quả hữu ích.
Thực hành:
Chọn một tài liệu hoặc đoạn văn bản từ công việc của bạn
Prompt: "Dựa trên thông tin sau đây: {{{[dán tài liệu của bạn]}}}, hãy [yêu cầu phân tích, giải thích, đề xuất, v.v.]"
So sánh các prompt:
Thiếu tri thức: "Tạo một bài thuyết trình về dự án."
Cung cấp tri thức: "Dựa trên thông tin dự án sau đây: {{{[dữ liệu chi tiết]}}} tạo một bài thuyết trình 5 slide."
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một chủ đề liên quan đến công việc mà bạn cần tìm hiểu
Thử nghiệm với các prompt tìm kiếm khác nhau
Ghi lại prompt nào mang lại thông tin hữu ích nhất
4. Suy ngẫm
AI có giúp bạn tìm thấy thông tin gì mới hoặc bất ngờ không?
Bạn cần cung cấp loại thông tin nào để nhận được câu trả lời tốt nhất?
NGÀY 6 (THỨ BẢY): THỰC HÀNH SÂU & CHIÊM NGHIỆM
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Thực hành sâu hơn một kỹ năng từ Ngày 4 hoặc 5 và chiêm nghiệm học tập
1. Lựa chọn kỹ năng để đào sâu (5 phút)
Quyết định xem bạn muốn thực hành sâu hơn về:
Tùy chọn A: Viết email và sử dụng vai trò (Ngày 4)
Tùy chọn B: Tìm kiếm thông tin và sử dụng tri thức (Ngày 5)
2. Thực hành nâng cao (15 phút)
Nếu chọn Tùy chọn A (từ Ngày 4):
Thử thách: Viết một email phức tạp với nhiều yếu tố
Chọn một tình huống email thách thức trong công việc (như đàm phán, yêu cầu phức tạp, xử lý xung đột)
Prompt: "bạn là [vai trò chuyên nghiệp], hãy soạn một email để [mục đích cụ thể] gửi cho [người nhận]. Email cần có: (1) một mở đầu thu hút, (2) trình bày vấn đề một cách rõ ràng, (3) cung cấp 3 giải pháp hoặc đề xuất cụ thể, (4) dự đoán và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn, và (5) kết thúc với một lời kêu gọi hành động rõ ràng. Giọng văn cần [mô tả giọng văn] và độ dài không quá [số từ]."
Khi nhận được phản hồi, yêu cầu AI chỉnh sửa email để phù hợp hơn với mục tiêu cụ thể
Nếu chọn Tùy chọn B (từ Ngày 5):
Thử thách: Phân tích chuyên sâu một chủ đề
Chọn một chủ đề hoặc vấn đề phức tạp trong ngành của bạn
Prompt: "Tôi cần một phân tích chuyên sâu về [chủ đề]. Hãy: (1) tìm kiếm thông tin mới nhất về chủ đề này, (2) giải thích 3-5 xu hướng hoặc phát triển quan trọng hiện tại, (3) so sánh các quan điểm khác nhau từ các chuyên gia trong ngành, (4) đánh giá tác động tiềm ẩn đối với [ngành/công ty/vai trò của bạn], và (5) đề xuất các nguồn để tìm hiểu thêm. Đảm bảo thông tin là mới nhất và đáng tin cậy."
Khi nhận được phản hồi, yêu cầu AI đào sâu hơn vào một khía cạnh cụ thể bạn quan tâm
3. Áp dụng vào công việc thực tế (5 phút)
Sử dụng kết quả từ bài thực hành trên để áp dụng vào một nhiệm vụ thực tế
Đánh giá hiệu quả và tính ứng dụng của kết quả
4. Chiêm nghiệm sâu (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
Sự tiến bộ của bạn khi tạo prompt từ ngày đầu tiên đến nay
Những điều bạn đã học được về vai trò hoặc cách cung cấp tri thức
Cách bạn có thể kết hợp các nguyên lý đã học (Động từ, Danh từ, Vai trò, Tri thức)
Những công việc cụ thể mà AI đã giúp bạn hoàn thành hiệu quả hơn
NGÀY 7 (CHỦ NHẬT): CHIÊM NGHIỆM & THỬ NGHIỆM MỞ RỘNG
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Tổng kết tuần đầu tiên, chiêm nghiệm và thử nghiệm tự do
1. Ôn tập các Nguyên lý đã học (10 phút)
Prompt: "Tạo một bảng tóm tắt về 4 Nguyên lý Chỉ huy AI đầu tiên đã học (Động từ, Danh từ, Vai trò, Tri thức). Mỗi nguyên lý cần có: định nghĩa ngắn gọn, 3 từ khóa chính, 2 ví dụ áp dụng, và 1 mẹo quan trọng."
Ghi lại bảng tóm tắt này vào sổ tay của bạn để tham khảo sau này
2. Thử nghiệm tự do (15 phút)
Nhiệm vụ: Chọn một công việc văn phòng thực tế mà bạn muốn AI hỗ trợ
Thử thách: Kết hợp ít nhất 3 trong 4 nguyên lý đã học để tạo một prompt hiệu quả
Ví dụ:bạn là [VAI TRÒ], hãy [ĐỘNG TỪ] một [DANH TỪ] về [chủ đề] dựa trên thông tin sau [TRI THỨC]: {{{[thông tin của bạn]}}}
Thử ít nhất 3 biến thể của prompt và ghi lại kết quả nào hiệu quả nhất
3. Lập kế hoạch cho Tuần 2 (5 phút)
Prompt: "Dựa trên những gì tôi đã học trong Tuần 1 về AI (Động từ, Danh từ, Vai trò, Tri thức, tóm tắt, email, tìm kiếm thông tin), hãy đề xuất 3 cách tôi có thể áp dụng vào công việc văn phòng trong tuần tới. Mỗi đề xuất cần cụ thể và thực tế."
4. Chiêm nghiệm tổng thể Tuần 1 (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
3 điều quan trọng nhất bạn đã học được trong tuần đầu tiên
2 thách thức bạn gặp phải khi sử dụng AI
1 mục tiêu cụ thể cho việc sử dụng AI trong tuần tới
MODULE 2: SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU
Hãy nhớ: bạn có chatbot hỗ trợ đánh giá và góp ý prompt ở ĐÂY.
NGÀY 8 (THỨ HAI): TẠO TÀI LIỆU + NGUYÊN LÝ 5: ĐỐI ĐÁP
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để tạo tài liệu văn phòng và học Nguyên lý 5: Đối đáp
1. Tạo tài liệu với AI (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để tạo các loại tài liệu văn phòng phổ biến
Các loại tài liệu thực hành:
Báo cáo tóm tắt
Đề xuất dự án
Quy trình làm việc
Bản mô tả công việc
Kế hoạch hành động
Prompt cơ bản:bạn là [vai trò], hãy tạo [loại tài liệu] về [chủ đề].
Tài liệu cần bao gồm [liệt kê các phần cần có], với độ dài khoảng [số từ/trang].
Thử nghiệm:
Thay đổi vai trò (chuyên gia, quản lý, người mới...)
Thay đổi độ chi tiết (tổng quan / chi tiết)
Thay đổi phong cách (trang trọng / sáng tạo / phân tích...)
2. Nguyên lý 5: Đối đáp (Tương tác tạo ra Chất lượng) (10 phút)
Giới thiệu: Đừng dừng lại ở kết quả đầu tiên! "Nói chuyện" với AI, yêu cầu nó chỉnh sửa, bổ sung để có kết quả tốt nhất.
Thực hành:
Chọn một tài liệu bạn vừa tạo ở phần 1
Prompt đối đáp:
"Tài liệu này có thể cải thiện ở những điểm nào?"
"Hãy thêm một phần về [nội dung cụ thể]."
"Làm cho phần [phần cụ thể] súc tích hơn."
"Thêm dữ liệu hoặc ví dụ cụ thể vào phần [phần cụ thể]."
"Điều chỉnh giọng văn để [mô tả giọng văn mong muốn]."
So sánh:
Không đối đáp: Chấp nhận kết quả đầu tiên
Có đối đáp: "Hãy làm cho tài liệu này hấp dẫn hơn với định dạng rõ ràng, đầu mục nổi bật, và thêm 3 ví dụ cụ thể."
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một tài liệu quan trọng bạn cần tạo trong thời gian tới
Sử dụng AI để tạo bản thảo đầu tiên, sau đó "đối đáp" ít nhất 3 lần
Đánh giá sự khác biệt giữa bản đầu tiên và bản cuối cùng
4. Suy ngẫm
Những câu đối đáp nào mang lại cải thiện lớn nhất?
Bạn có thể thiết lập quy trình đối đáp như thế nào để hiệu quả hơn?
NGÀY 9 (THỨ BA): CHỈNH SỬA VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để chỉnh sửa và nâng cao chất lượng tài liệu hiện có
1. Chỉnh sửa tài liệu với AI (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để cải thiện tài liệu hiện có
Tài liệu mẫu: Chuẩn bị 1-2 tài liệu hiện có cần cải thiện (báo cáo, đề xuất, email, v.v.)
Prompt cơ bản:Bạn là biên tập viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm với văn bản tiếng Việt, hãy đánh giá và chỉnh sửa tài liệu sau:
{{{[dán tài liệu của bạn]}}}
Tập trung vào việc cải thiện: cấu trúc, ngữ pháp, độ rõ ràng, súc tích, và tính thuyết phục.
Thử nghiệm các nhiệm vụ cụ thể:
Kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả
Làm rõ các ý tưởng phức tạp
Tăng tính thuyết phục
Cải thiện cấu trúc
Thay đổi giọng văn
Cắt giảm nội dung dư thừa
2. Nâng cao chất lượng tài liệu (10 phút)
Thực hành:
Chọn một tài liệu bạn vừa chỉnh sửa ở phần 1
Prompt nâng cao:Hãy nâng cao chất lượng tài liệu này bằng cách:
1. Thêm 2-3 điểm dữ liệu hoặc thống kê liên quan
2. Cải thiện phần mở đầu để thu hút hơn
3. Làm rõ các điểm chính bằng ví dụ cụ thể
4. Thêm biểu đồ hoặc bảng (mô tả chi tiết)
5. Kết thúc với lời kêu gọi hành động hoặc tóm tắt có tính thuyết phục
Thử thách: Yêu cầu AI giải thích những thay đổi nó đã thực hiện và lý do
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một tài liệu thực tế từ công việc của bạn
Áp dụng quá trình chỉnh sửa và nâng cao
So sánh phiên bản gốc với phiên bản đã cải thiện và ghi lại những cải tiến chính
4. Suy ngẫm
AI đã cải thiện tài liệu của bạn như thế nào?
Bạn học được những mẹo viết nào từ quá trình này?
NGÀY 10 (THỨ TƯ): THỰC HÀNH SÂU & CHIÊM NGHIỆM
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Thực hành sâu hơn một kỹ năng từ Ngày 8 hoặc 9 và chiêm nghiệm học tập
1. Lựa chọn kỹ năng để đào sâu (5 phút)
Quyết định xem bạn muốn thực hành sâu hơn về:
Tùy chọn A: Tạo tài liệu và sử dụng đối đáp (Ngày 8)
Tùy chọn B: Chỉnh sửa và nâng cao chất lượng tài liệu (Ngày 9)
2. Thực hành nâng cao (15 phút)
Nếu chọn Tùy chọn A (từ Ngày 8):
Thử thách: Tạo một tài liệu phức tạp với nhiều vòng đối đáp
Chọn một loại tài liệu phức tạp (ví dụ: kế hoạch dự án, đề xuất kinh doanh, tài liệu đào tạo)
Prompt ban đầu: "Bạn là [vai trò chuyên nghiệp], hãy tạo một [loại tài liệu] về [chủ đề]. Tài liệu cần bao gồm [liệt kê các phần cần có]."
Thực hiện ít nhất 5 vòng đối đáp, mỗi vòng tập trung vào một khía cạnh cụ thể:
Cải thiện cấu trúc tổng thể
Làm rõ các điểm còn mơ hồ
Thêm dữ liệu hoặc ví dụ cụ thể
Điều chỉnh giọng văn và phong cách
Hoàn thiện định dạng và trình bày
Nếu chọn Tùy chọn B (từ Ngày 9):
Thử thách: Nâng cấp một tài liệu kém chất lượng
Chọn một tài liệu hiện có còn nhiều thiếu sót (thiếu cấu trúc, dài dòng, khó hiểu...)
Prompt: "Bạn là chuyên gia chỉnh sửa và nâng cao chất lượng nội dung, hãy biến đổi hoàn toàn tài liệu sau đây thành một phiên bản chuyên nghiệp và hiệu quả. Thực hiện các bước: (1) Phân tích những vấn đề chính của tài liệu, (2) Tái cấu trúc toàn bộ nội dung, (3) Viết lại các đoạn không rõ ràng, (4) Thêm các yếu tố trực quan (mô tả chi tiết), (5) Đảm bảo giọng văn nhất quán và phù hợp với [mô tả đối tượng và mục đích]. Tài liệu gốc: {{{[dán tài liệu]}}}"
Sau khi nhận được phiên bản cải tiến, yêu cầu AI giải thích về quá trình biến đổi và các nguyên tắc đã áp dụng
3. Áp dụng vào công việc thực tế (5 phút)
Áp dụng quy trình này vào một tài liệu thực tế trong công việc của bạn
Ghi lại các cải tiến chính và phản hồi từ đồng nghiệp (nếu có)
4. Chiêm nghiệm sâu (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
Quy trình tối ưu để tạo hoặc chỉnh sửa tài liệu với AI
Những khám phá về nguyên lý đối đáp qua thực hành
Những điều bất ngờ hoặc hữu ích nhất bạn học được
Ý tưởng để tích hợp quy trình này vào công việc hàng ngày
NGÀY 11 (THỨ NĂM): TỔ CHỨC DỮ LIỆU + BẢNG BIỂU
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để tổ chức dữ liệu và tạo bảng biểu
1. Tổ chức dữ liệu với AI (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để chuyển dữ liệu lộn xộn thành dạng có cấu trúc
Dữ liệu mẫu: Chuẩn bị một danh sách hoặc văn bản chứa thông tin không có cấu trúc (ghi chú cuộc họp, danh sách khách hàng, v.v.)
Prompt cơ bản:Bạn là chuyên gia tổ chức dữ liệu, hãy chuyển đổi thông tin sau đây thành [định dạng cấu trúc - bảng, danh sách có thứ tự, v.v.]:
{{{[dán dữ liệu không có cấu trúc]}}}
Thử nghiệm các nhiệm vụ cụ thể:
Chuyển ghi chú cuộc họp thành danh sách hành động
Tổ chức thông tin liên hệ thành bảng
Chuyển ý tưởng lộn xộn thành sơ đồ có cấu trúc
Phân loại thông tin theo danh mục
2. Tạo và định dạng bảng biểu (10 phút)
Thực hành:
Prompt tạo bảng:Tạo một bảng [mô tả loại bảng] với các cột sau: [liệt kê tên cột].
Điền vào bảng với dữ liệu [mô tả hoặc dán dữ liệu].
Định dạng bảng để dễ đọc, với tiêu đề cột đậm.
Thử thách: Yêu cầu AI tạo các loại bảng phổ biến trong công việc như:
Bảng so sánh tính năng sản phẩm
Bảng theo dõi tiến độ dự án
Bảng phân tích SWOT
Bảng tổng hợp dữ liệu khảo sát
Mẹo: Bạn có thể sao chép bảng từ ChatGPT và dán trực tiếp vào Word, Excel hoặc Google Docs
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một tập dữ liệu lộn xộn từ công việc của bạn
Sử dụng AI để tổ chức lại và tạo bảng
Điều chỉnh kết quả cho phù hợp với nhu cầu cụ thể
4. Suy ngẫm
AI đã giúp bạn tiết kiệm bao nhiêu thời gian?
Bạn có phát hiện ra các mẫu hoặc thông tin mới từ dữ liệu đã tổ chức không?
NGÀY 12 (THỨ SÁU): GHI CHÚ CUỘC HỌP & TÓM TẮT
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để tạo và cải thiện ghi chú cuộc họp
1. Chuyển đổi ghi chú cuộc họp (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để chuyển ghi chú thô thành biên bản cuộc họp chuyên nghiệp
Ghi chú mẫu: Chuẩn bị ghi chú thô từ một cuộc họp (thực tế hoặc mẫu)
Prompt cơ bản:Bạn là thư ký chuyên nghiệp, hãy chuyển đổi ghi chú cuộc họp thô sau đây thành biên bản cuộc họp có cấu trúc:
{{{[dán ghi chú thô]}}}
Biên bản cần bao gồm: Thông tin cuộc họp (ngày, thời gian, người tham dự), chương trình họp, các điểm thảo luận chính, quyết định, hành động cần thực hiện (kèm người phụ trách và thời hạn), và thời gian họp tiếp theo.
Thử nghiệm các định dạng khác nhau:
Biên bản chi tiết
Tóm tắt ngắn gọn
Danh sách hành động (action items)
Thẻ ghi chú (note cards) theo chủ đề
2. Chuẩn bị kế hoạch cuộc họp (10 phút)
Thực hành:
Prompt tạo chương trình họp:Bạn là người tổ chức cuộc họp hiệu quả, hãy tạo chương trình họp chi tiết cho một cuộc họp kéo dài [thời lượng] về [chủ đề].
Bao gồm: Mục tiêu cuộc họp, các điểm thảo luận, thời gian cho mỗi phần, tài liệu chuẩn bị cần thiết, và câu hỏi thảo luận để kích thích sự tham gia.
Thử thách: Biên soạn chương trình họp (agenda) cho các loại cuộc họp khác nhau:
Họp đội nhóm hàng tuần
Họp khởi động dự án
Họp đánh giá tiến độ
Cuộc họp ra quyết định
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Áp dụng cho một cuộc họp sắp tới hoặc vừa diễn ra
Tạo chương trình họp hoặc chuyển đổi ghi chú
Đánh giá hiệu quả của các tài liệu được tạo
4. Suy ngẫm
AI đã giúp cuộc họp của bạn trở nên hiệu quả hơn như thế nào?
Bạn có thể tích hợp công cụ này vào quy trình họp hiện tại của mình ra sao?
NGÀY 13 (THỨ BẢY): THỰC HÀNH SÂU & CHIÊM NGHIỆM
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Thực hành sâu hơn một kỹ năng từ Ngày 11 hoặc 12 và chiêm nghiệm học tập
1. Lựa chọn kỹ năng để đào sâu (5 phút)
Quyết định xem bạn muốn thực hành sâu hơn về:
Tùy chọn A: Tổ chức dữ liệu và bảng biểu (Ngày 11)
Tùy chọn B: Ghi chú cuộc họp và tóm tắt (Ngày 12)
2. Thực hành nâng cao (15 phút)
Nếu chọn Tùy chọn A (từ Ngày 11):
Thử thách: Tạo hệ thống theo dõi dữ liệu hoàn chỉnh
Chọn một loại dữ liệu bạn cần theo dõi thường xuyên (chi tiêu dự án, tiến độ công việc, v.v.)
Prompt: "bạn là chuyên gia phân tích dữ liệu và quản lý dự án, hãy tạo một hệ thống theo dõi toàn diện cho [loại dữ liệu]. Hệ thống cần bao gồm: (1) Bảng dữ liệu chính với cấu trúc cột tối ưu, (2) Bảng tóm tắt để theo dõi KPI và số liệu quan trọng, (3) Mẫu báo cáo định kỳ, (4) Danh sách các cột dữ liệu cần theo dõi và định nghĩa của từng cột, và (5) Hướng dẫn ngắn về cách điền và cập nhật dữ liệu."
Sau khi nhận được kết quả, yêu cầu AI đề xuất cách quản lý, cập nhật, và giám sát hệ thống dữ liệu
Nếu chọn Tùy chọn B (từ Ngày 12):
Thử thách: Tạo hệ thống quản lý cuộc họp hoàn chỉnh
Prompt: "Bạn là chuyên gia về hiệu quả cuộc họp và quản lý thời gian, hãy thiết kế một hệ thống quản lý cuộc họp hoàn chỉnh cho [loại cuộc họp thường xuyên]. Hệ thống cần bao gồm: (1) Mẫu chương trình họp chi tiết, (2) Mẫu biên bản cuộc họp, (3) Hệ thống theo dõi hành động (action items), (4) Quy trình chuẩn bị trước và theo dõi sau cuộc họp, và (5) Mẹo để tăng cường sự tham gia và hiệu quả."
Sau khi nhận được kết quả, yêu cầu AI đề xuất cách tích hợp hệ thống này vào quy trình làm việc hiện tại của bạn
3. Áp dụng vào công việc thực tế (5 phút)
Chọn một phần của hệ thống được tạo để triển khai ngay
Ghi lại những thay đổi bạn cần thực hiện để phù hợp với nhu cầu cụ thể
Lập kế hoạch triển khai trong tuần tới
4. Chiêm nghiệm sâu (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
Những hệ thống và quy trình nào trong công việc của bạn có thể được cải thiện với AI?
Làm thế nào để tìm được điểm cân bằng giữa tự động hóa và tiếp xúc cá nhân?
Những kỹ năng mới nào bạn cần phát triển để tận dụng tối đa những hệ thống này?
AI có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian nhất trong lĩnh vực nào?
NGÀY 14 (CHỦ NHẬT): CHIÊM NGHIỆM & THỬ NGHIỆM MỞ RỘNG
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Tổng kết tuần 2, chiêm nghiệm và thử nghiệm tự do
1. Ôn tập kỹ năng đã học (10 phút)
Prompt: "Tạo một bảng tóm tắt về 4 kỹ năng chính đã học trong tuần này (Tạo tài liệu, Chỉnh sửa tài liệu, Tổ chức dữ liệu, Ghi chú cuộc họp) và Nguyên lý 5 (Đối đáp). Cho mỗi kỹ năng: 3 tình huống áp dụng, 2 prompt hiệu quả, và 1 mẹo quan trọng."
Ghi lại bảng tóm tắt này vào sổ tay của bạn để tham khảo sau này
2. Thử nghiệm tự do (15 phút)
Nhiệm vụ: Tạo một quy trình tài liệu "từ đầu đến cuối" cho một dự án hoặc nhiệm vụ
Thử thách: Sử dụng ChatGPT để thiết kế một bộ tài liệu hoàn chỉnh cho một dự án, bao gồm:
Đề xuất dự án
Kế hoạch triển khai
Mẫu báo cáo tiến độ
Mẫu ghi chú cuộc họp
Tài liệu tổng kết
Prompt gợi ý:Bạn là quản lý dự án và chuyên gia tài liệu, hãy thiết kế một bộ tài liệu hoàn chỉnh cho dự án [mô tả dự án]. Bao gồm:
1. Đề xuất dự án ngắn gọn (1-2 trang)
2. Kế hoạch triển khai với các mốc quan trọng
3. Mẫu báo cáo tiến độ hàng tuần
4. Mẫu ghi chú cuộc họp và theo dõi hành động
5. Mẫu báo cáo tổng kết dự án
Mỗi tài liệu cần có cấu trúc rõ ràng, hướng dẫn điền, và tuân theo các nguyên tắc thiết kế tài liệu tốt nhất.
3. Lập kế hoạch cho Tuần 3 (5 phút)
Prompt: "Dựa trên những gì tôi đã học trong hai tuần đầu tiên về AI (các nguyên lý và kỹ năng tài liệu), hãy đề xuất 3 cách tôi có thể áp dụng vào việc chuẩn bị thuyết trình và giao tiếp hiệu quả hơn. Mỗi đề xuất cần cụ thể và thực tế."
4. Chiêm nghiệm tổng thể Tuần 2 (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
3 cải tiến lớn nhất trong công việc tài liệu của bạn nhờ AI
2 thử thách bạn gặp phải khi sử dụng AI để tạo hoặc quản lý tài liệu
1 quy trình công việc cụ thể bạn đã cải thiện đáng kể
Ý tưởng về cách áp dụng những kỹ năng này vào giao tiếp và thuyết trình trong Tuần 3
MODULE 3: GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH
Hãy nhớ: bạn có chatbot hỗ trợ đánh giá và góp ý prompt ở ĐÂY.
NGÀY 15 (THỨ HAI): TẠO THUYẾT TRÌNH + NGUYÊN LÝ 6: TÍNH TỪ
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để tạo thuyết trình hiệu quả và học Nguyên lý 6: Tính từ
1. Tạo thuyết trình với AI (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để chuẩn bị cấu trúc và nội dung thuyết trình
Prompt cơ bản:Bạn là chuyên gia thuyết trình, hãy thiết kế một bài thuyết trình về [chủ đề] cho [đối tượng].
Thuyết trình cần bao gồm: Giới thiệu gây ấn tượng, 3-5 điểm chính (mỗi điểm có dữ liệu hỗ trợ và ví dụ), phần hỏi đáp dự kiến, và kết luận mạnh mẽ.
Thời lượng thuyết trình khoảng [số phút].
Thử nghiệm các loại thuyết trình:
Thuyết trình đề xuất dự án/ý tưởng
Thuyết trình báo cáo kết quả
Thuyết trình đào tạo nội bộ
Thuyết trình sản phẩm/dịch vụ
2. Nguyên lý 6: Tính từ (Mô tả Cụ thể, Tinh tế) (10 phút)
Giới thiệu: Tính từ giúp mô tả chi tiết và sắc thái của kết quả bạn muốn.
Thực hành:
Prompt: "Liệt kê 20 cặp tính từ đối lập hữu ích khi mô tả phong cách thuyết trình hoặc tài liệu (ví dụ: chính thức/thân thiện). Giải thích ngắn gọn cách sử dụng mỗi cặp trong các prompt."
So sánh các prompt:
Không tính từ: "Tạo một bài thuyết trình về kết quả kinh doanh."
Có tính từ: "Tạo một bài thuyết trình ngắn gọn, trực quan và thuyết phục về kết quả kinh doanh."
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một thuyết trình bạn cần chuẩn bị trong thời gian tới
Tạo cấu trúc chi tiết với ChatGPT, sử dụng nhiều tính từ mô tả
Đánh giá cấu trúc và đưa ra điều chỉnh
4. Suy ngẫm
Những tính từ nào đã giúp bạn nhận được kết quả tốt nhất?
Làm thế nào để sử dụng tính từ hiệu quả mà không quá mơ hồ?
NGÀY 16 (THỨ BA): TẠO NỘI DUNG TRỰC QUAN
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để tạo và mô tả nội dung trực quan cho thuyết trình
1. Tạo ý tưởng nội dung trực quan (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để mô tả và thiết kế nội dung trực quan cho thuyết trình
Prompt cơ bản:Bạn là chuyên gia thiết kế thuyết trình, hãy đề xuất 5 yếu tố trực quan khác nhau (biểu đồ, sơ đồ, infographic) cho bài thuyết trình về [chủ đề].
Cho mỗi yếu tố trực quan, mô tả chi tiết:
1. Loại yếu tố trực quan (biểu đồ cột, sơ đồ quy trình, infographic, v.v.)
2. Dữ liệu hoặc thông tin cần hiển thị
3. Cách bố trí và thiết kế (bao gồm màu sắc gợi ý)
4. Thông điệp chính cần truyền tải
5. Cách thuyết trình viên nên giải thích
Thử nghiệm các loại yếu tố trực quan:
Biểu đồ và đồ thị dữ liệu
Sơ đồ quy trình hoặc luồng công việc
So sánh "trước và sau"
Timeline hoặc lộ trình
Infographic tóm tắt thông tin
2. Mô tả slide thuyết trình (10 phút)
Thực hành:
Prompt mô tả slide:Bạn là chuyên gia thiết kế slide, hãy mô tả chi tiết 10 slide cho bài thuyết trình về [chủ đề].
Cho mỗi slide, cung cấp:
1. Tiêu đề slide
2. Nội dung chính (điểm đạn hoặc văn bản ngắn)
3. Yếu tố trực quan kèm theo (mô tả chi tiết)
4. Ghi chú cho người thuyết trình
5. Hiệu ứng chuyển tiếp (nếu cần)
Thử thách: Yêu cầu AI tạo các loại slide khác nhau:
Slide mở đầu thu hút
Slide dữ liệu/số liệu
Slide so sánh
Slide "vấn đề-giải pháp"
Slide kết luận thuyết phục
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một phần từ thuyết trình thực tế của bạn
Sử dụng AI để thiết kế các yếu tố trực quan cho phần đó
Đánh giá mức độ hiệu quả và tính thực tế của các đề xuất
4. Suy ngẫm
AI giúp cải thiện phần trực quan trong thuyết trình của bạn như thế nào?
Bạn cần điều chỉnh gì để áp dụng các đề xuất vào công cụ thuyết trình thực tế?
NGÀY 17 (THỨ TƯ): THỰC HÀNH SÂU & CHIÊM NGHIỆM
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Thực hành sâu hơn một kỹ năng từ Ngày 15 hoặc 16 và chiêm nghiệm học tập
1. Lựa chọn kỹ năng để đào sâu (5 phút)
Quyết định xem bạn muốn thực hành sâu hơn về:
Tùy chọn A: Tạo thuyết trình và sử dụng tính từ (Ngày 15)
Tùy chọn B: Tạo nội dung trực quan (Ngày 16)
2. Thực hành nâng cao (15 phút)
Nếu chọn Tùy chọn A (từ Ngày 15):
Thử thách: Tạo một thuyết trình hoàn chỉnh cho một tình huống cụ thể
Chọn một tình huống thuyết trình thực tế (như đề xuất dự án, báo cáo kết quả, v.v.)
Prompt: "bạn là chuyên gia thuyết trình chuyên nghiệp và sáng tạo, hãy tạo một thuyết trình toàn diện, có cấu trúc rõ ràng, và hấp dẫn về [chủ đề] cho [đối tượng]. Thuyết trình cần bao gồm:
Cấu trúc tổng thể với 10-15 slide (mô tả chi tiết từng slide)
Kịch bản thuyết trình (script) cho các slide quan trọng
Ý tưởng trực quan cho ít nhất 5 slide chính
Các câu hỏi dự đoán và câu trả lời được chuẩn bị sẵn
Mẹo thuyết trình để tăng sự tương tác và ghi nhớ
Phong cách thuyết trình cần thuyết phục, thân thiện nhưng chuyên nghiệp, và dựa trên dữ liệu."
Sau khi nhận được kết quả, yêu cầu AI cải thiện một phần cụ thể (như mở đầu, kết luận, hoặc các điểm dữ liệu)
Nếu chọn Tùy chọn B (từ Ngày 16):
Thử thách: Thiết kế bộ yếu tố trực quan toàn diện
Chọn một chủ đề hoặc dự án cụ thể cần nhiều yếu tố trực quan
Prompt: "bạn là giám đốc sáng tạo chuyên thiết kế nội dung trực quan, hãy tạo một bộ yếu tố trực quan đồng bộ, chuyên nghiệp và hấp dẫn cho [chủ đề/dự án]. Bộ nội dung cần bao gồm:
3 biểu đồ dữ liệu khác nhau (mô tả chi tiết loại biểu đồ, dữ liệu, màu sắc, và thông điệp)
2 sơ đồ quy trình hoặc luồng công việc
1 infographic tóm tắt toàn diện
1 timeline hoặc lộ trình
1 so sánh trực quan (trước/sau hoặc chúng tôi/đối thủ)
Cho mỗi yếu tố, cung cấp: mô tả chi tiết về thiết kế, hướng dẫn màu sắc, bố cục đề xuất, và mẹo để tích hợp hiệu quả vào thuyết trình."
Sau khi nhận được kết quả, yêu cầu AI đề xuất cách kết hợp các yếu tố này thành một câu chuyện trực quan mạch lạc
3. Áp dụng vào công việc thực tế (5 phút)
Chọn một phần từ thuyết trình thực tế để áp dụng kết quả
Ghi lại những điểm cần điều chỉnh để phù hợp với công cụ/nguồn lực của bạn
Lập kế hoạch triển khai
4. Chiêm nghiệm sâu (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
Làm thế nào AI đã thay đổi cách bạn tiếp cận thuyết trình?
Những phong cách thuyết trình nào phù hợp nhất với bạn?
Làm thế nào để giữ cân bằng giữa các yếu tố trực quan và nội dung văn bản?
Bạn đã học được kỹ thuật thuyết trình mới nào từ các đề xuất của AI?
NGÀY 18 (THỨ NĂM): CHUẨN BỊ CUỘC HỌP HIỆU QUẢ
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để chuẩn bị và điều hành cuộc họp hiệu quả
1. Thiết kế cuộc họp hiệu quả (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để lên kế hoạch và chuẩn bị cho cuộc họp
Prompt cơ bản:Bạn là chuyên gia về cuộc họp hiệu quả, hãy giúp tôi thiết kế một cuộc họp [loại cuộc họp] kéo dài [thời lượng] với [số người tham gia] người.
Cuộc họp có mục tiêu: [mục tiêu cuộc họp].
Hãy cung cấp:
1. Chương trình cuộc họp chi tiết (thời gian cho từng phần)
2. Mẫu email mời họp
3. Tài liệu chuẩn bị trước cuộc họp
4. Kịch bản điều phối cho người điều hành
5. Các hoạt động tương tác để tăng sự tham gia
Thử nghiệm các loại cuộc họp:
Cuộc họp lập kế hoạch
Cuộc họp giải quyết vấn đề
Cuộc họp ra quyết định
Cuộc họp đánh giá tiến độ/tổng kết
2. Chuẩn bị câu hỏi và hoạt động tương tác (10 phút)
Thực hành:
Prompt tạo câu hỏi:bạn là chuyên gia tạo động lực và tương tác, hãy thiết kế:
1. 10 câu hỏi hiệu quả để thúc đẩy thảo luận có ý nghĩa trong cuộc họp về [chủ đề]
2. 5 hoạt động tương tác ngắn (5-10 phút mỗi hoạt động) để tăng sự tham gia và tập trung
3. 3 kỹ thuật để xử lý người tham gia im lặng hoặc người nói quá nhiều
Thử thách: Yêu cầu AI tạo các câu hỏi và hoạt động cho các tình huống cụ thể:
Thu thập ý kiến từ tất cả mọi người
Khám phá các giải pháp sáng tạo
Xác định các rủi ro tiềm ẩn
Đạt được đồng thuận
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một cuộc họp sắp tới bạn cần tổ chức
Áp dụng kế hoạch và câu hỏi từ AI
Điều chỉnh để phù hợp với văn hóa tổ chức và đối tượng cụ thể
4. Suy ngẫm
AI đã giúp bạn khám phá những cách tiếp cận mới nào cho cuộc họp?
Hoạt động hoặc câu hỏi nào bạn nghĩ sẽ hiệu quả nhất?
NGÀY 19 (THỨ SÁU): VIẾT THUYẾT PHỤC + NGUYÊN LÝ 7: BIỂU MẪU
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để tạo nội dung thuyết phục và học Nguyên lý 7: Biểu mẫu
1. Tạo nội dung thuyết phục (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để viết các loại nội dung thuyết phục cho công việc
Prompt cơ bản:Bạn là chuyên gia viết thuyết phục, hãy viết [loại nội dung] để thuyết phục [đối tượng] về [chủ đề/đề xuất].
Nội dung cần:
1. Mở đầu hấp dẫn thu hút sự chú ý
2. Nêu rõ vấn đề hoặc cơ hội
3. Trình bày đề xuất với 3-5 lợi ích chính
4. Dự đoán và giải quyết các phản đối tiềm ẩn
5. Kết thúc với lời kêu gọi hành động rõ ràng
Thử nghiệm các loại nội dung thuyết phục:
Đề xuất dự án hoặc ý tưởng
Email yêu cầu tăng ngân sách
Bài viết nội bộ về sự thay đổi
Thông báo về chính sách mới
2. Nguyên lý 7: Biểu mẫu (Tùy chỉnh Template Phù hợp) (10 phút)
Giới thiệu: Sử dụng biểu mẫu (template) giúp bạn tổ chức yêu cầu một cách hệ thống và nhận kết quả nhất quán.
Thực hành:
Prompt tạo template:Bạn là chuyên gia về quy trình công việc, hãy tạo một template cho [loại tài liệu hoặc công việc].
Template cần bao gồm:
1. Các đề mục chính cần có
2. Hướng dẫn cho mỗi phần (điền thông tin gì)
3. Ví dụ mẫu cho các phần khó
4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng
Mẫu so sánh:
Không có template: "Viết một báo cáo dự án."
Có template: "Sử dụng template báo cáo dự án sau: [Tiêu đề], [Tóm tắt], [Mục tiêu], [Tiến độ], [Thách thức], [Giải pháp], [Bước tiếp theo]."
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một nhiệm vụ viết thuyết phục bạn cần thực hiện
Tạo một template với AI và sử dụng nó để soạn nội dung
Đánh giá hiệu quả của phương pháp này
4. Suy ngẫm
Template giúp bạn tiết kiệm thời gian như thế nào?
Bạn có thể tạo thư viện template cho những công việc thường xuyên không?
NGÀY 20 (THỨ BẢY): THỰC HÀNH SÂU & CHIÊM NGHIỆM
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Thực hành sâu hơn một kỹ năng từ Ngày 18 hoặc 19 và chiêm nghiệm học tập
1. Lựa chọn kỹ năng để đào sâu (5 phút)
Quyết định xem bạn muốn thực hành sâu hơn về:
Tùy chọn A: Chuẩn bị cuộc họp hiệu quả (Ngày 18)
Tùy chọn B: Viết thuyết phục và sử dụng biểu mẫu (Ngày 19)
2. Thực hành nâng cao (15 phút)
Nếu chọn Tùy chọn A (từ Ngày 18):
Thử thách: Tạo hệ thống cuộc họp toàn diện
Chọn một loại cuộc họp quan trọng và thường xuyên trong tổ chức của bạn
Prompt: "Bạn là chuyên gia về hiệu quả cuộc họp và năng suất tổ chức, hãy thiết kế một hệ thống cuộc họp toàn diện cho [loại cuộc họp]. Hệ thống cần bao gồm:
Quy trình trước cuộc họp (chuẩn bị, mời tham dự, tài liệu)
Cấu trúc cuộc họp tối ưu (bao gồm thời gian cho từng phần)
Bộ công cụ tương tác (5-7 hoạt động để tăng sự tham gia)
Mẫu ghi chú cuộc họp và quy trình theo dõi
Bảng kiểm đánh giá hiệu quả cuộc họp
Kế hoạch khắc phục các vấn đề phổ biến (người tham gia đến muộn, lạc đề, thiếu quyết định, v.v.)
Hãy thiết kế hệ thống này dựa trên các nguyên tắc tốt nhất về hiệu quả cuộc họp và khả năng áp dụng thực tế."
Sau khi nhận được kết quả, yêu cầu AI điều chỉnh hệ thống cho phù hợp với văn hóa tổ chức của bạn
Nếu chọn Tùy chọn B (từ Ngày 19):
Thử thách: Tạo bộ công cụ viết thuyết phục hoàn chỉnh
Chọn một tình huống thuyết phục quan trọng (như đề xuất dự án, thuyết phục ban lãnh đạo, v.v.)
Prompt: "Bạn là chuyên gia về viết thuyết phục và tâm lý ảnh hưởng, hãy tạo một bộ công cụ toàn diện để thuyết phục hiệu quả trong tình huống [mô tả tình huống]. Bộ công cụ cần bao gồm:
Bộ template cho 3 loại tài liệu thuyết phục (email, tài liệu đề xuất, thuyết trình)
Thư viện 15-20 cụm từ và câu thuyết phục mạnh mẽ
Danh sách 10 nguyên tắc tâm lý ảnh hưởng và cách áp dụng
Hướng dẫn cấu trúc luận điểm theo phương pháp AIDA và các phương pháp khác
Chiến lược dự đoán và giải quyết phản đối trước
Kế hoạch theo dõi sau khi trình bày đề xuất
Hãy tùy chỉnh bộ công cụ này cho đối tượng là [mô tả đối tượng] và mục tiêu là [mô tả mục tiêu]."
Sau khi nhận được kết quả, yêu cầu AI đề xuất cách bạn có thể sử dụng bộ công cụ này vào công việc hàng ngày
3. Áp dụng vào công việc thực tế (5 phút)
Lựa chọn một phần từ bộ công cụ để áp dụng ngay cho một nhiệm vụ sắp tới
Điều chỉnh các template và công cụ để phù hợp với nhu cầu cụ thể
Lập kế hoạch thử nghiệm trong tuần tới
4. Chiêm nghiệm sâu (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
Những template nào sẽ hữu ích nhất trong công việc của bạn?
Làm thế nào để cân bằng giữa thuyết phục và đạo đức trong giao tiếp?
Những kỹ năng giao tiếp nào bạn muốn phát triển thêm với sự hỗ trợ của AI?
Làm thế nào bạn có thể xây dựng thư viện template cá nhân cho công việc?
NGÀY 21 (CHỦ NHẬT): CHIÊM NGHIỆM & THỬ NGHIỆM MỞ RỘNG
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Tổng kết tuần 3, chiêm nghiệm và thử nghiệm tự do
1. Ôn tập kỹ năng đã học (10 phút)
Prompt: "Tạo một bảng tóm tắt về 4 kỹ năng chính đã học trong tuần này (Tạo thuyết trình, Tạo nội dung trực quan, Chuẩn bị cuộc họp, Viết thuyết phục) và 2 Nguyên lý mới (Tính từ, Biểu mẫu). Cho mỗi kỹ năng/nguyên lý: 3 tình huống áp dụng, 2 prompt mẫu hiệu quả, và 1 ví dụ cụ thể."
Ghi lại bảng tóm tắt này vào sổ tay để tham khảo sau này
2. Thử nghiệm tự do (15 phút)
Nhiệm vụ: Tạo một bộ công cụ thuyết trình đa phương tiện
Thử thách: Sử dụng ChatGPT để thiết kế một "gói thuyết trình 360" cho một chủ đề quan trọng, bao gồm:
Cấu trúc bài thuyết trình với kịch bản
Mô tả slide với yếu tố trực quan
Tài liệu phát tay (handout)
Email mời và theo dõi
Câu hỏi & trả lời chuẩn bị sẵn
Prompt gợi ý:Bạn là giám đốc truyền thông và thuyết trình, hãy thiết kế một bộ thuyết trình toàn diện về [chủ đề] cho [đối tượng]. Bộ thuyết trình cần bao gồm:
1. Cấu trúc thuyết trình chi tiết (10-15 slide) với kịch bản thuyết trình
2. Mô tả chi tiết các yếu tố trực quan chính (ít nhất 5 yếu tố)
3. Tài liệu phát tay 1 trang tóm tắt điểm chính
4. Email mời tham dự thuyết trình và email theo dõi sau thuyết trình
5. 10 câu hỏi dự đoán và câu trả lời chuẩn bị sẵn
Bộ thuyết trình cần phong cách [mô tả phong cách mong muốn], tập trung vào [mục tiêu chính], và tạo tác động [mô tả kết quả mong muốn].
3. Lập kế hoạch cho Tuần 4 (5 phút)
Prompt: "Dựa trên những gì tôi đã học trong ba tuần đầu tiên về AI (các nguyên lý và kỹ năng tài liệu, giao tiếp), hãy đề xuất 3 cách tôi có thể áp dụng vào phân tích dữ liệu và quản lý dự án. Mỗi đề xuất cần cụ thể và thực tế."
4. Chiêm nghiệm tổng thể Tuần 3 (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
3 cách AI đã cải thiện kỹ năng thuyết trình và giao tiếp của bạn
2 kỹ năng bạn muốn tiếp tục phát triển thêm
1 bài học quan trọng nhất từ việc kết hợp các nguyên lý AI vào giao tiếp
Những ý tưởng về việc áp dụng các kỹ năng này vào phân tích dữ liệu và quản lý dự án trong Tuần 4
MODULE 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & QUẢN LÝ DỰ ÁN
Hãy nhớ: bạn có chatbot hỗ trợ đánh giá và góp ý prompt ở ĐÂY.
NGÀY 22 (THỨ HAI): PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CƠ BẢN
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để phân tích dữ liệu và tìm ra insights
1. Phân tích dữ liệu với AI (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để phân tích và diễn giải dữ liệu
Dữ liệu mẫu: Chuẩn bị một bộ dữ liệu đơn giản từ công việc (doanh số, số liệu dự án, KPI, v.v.) hoặc sử dụng dữ liệu mẫu
Prompt cơ bản:bạn là chuyên gia phân tích dữ liệu, hãy phân tích bộ dữ liệu sau:
{{{[dán dữ liệu của bạn]}}}
Phân tích cần bao gồm:
1. Tóm tắt chính (điểm nổi bật là gì?)
2. Xác định xu hướng và mẫu
3. So sánh các nhóm dữ liệu (nếu có)
4. Phát hiện điểm bất thường
5. Đề xuất 3-5 insights hữu ích
Thử nghiệm các loại phân tích:
Phân tích thống kê đơn giản (trung bình, trung vị, min, max, phân phối)
Phân tích xu hướng theo thời gian
So sánh giữa các nhóm (theo sản phẩm, khu vực, v.v.)
Phân tích tương quan giữa các biến số
2. Tạo báo cáo trực quan từ dữ liệu (10 phút)
Thực hành:
Prompt mô tả biểu đồ:Dựa trên dữ liệu phân tích, hãy mô tả chi tiết 3-5 biểu đồ trực quan (charts) phù hợp nhất để thể hiện insights này.
Cho mỗi biểu đồ, cung cấp:
1. Loại biểu đồ (cột, đường, tròn, v.v.)
2. Dữ liệu cần hiển thị
3. Tiêu đề và chú thích đề xuất
4. Màu sắc và định dạng gợi ý
5. Thông điệp chính biểu đồ truyền tải
Thử thách: Yêu cầu AI đề xuất cách trình bày các insights này với các đối tượng khác nhau (ban giám đốc, đội phát triển, khách hàng)
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Áp dụng prompt phân tích cho một bộ dữ liệu thực tế từ công việc
Ghi lại những insights quan trọng nhất
Lập kế hoạch chia sẻ những insights này với các bên liên quan
4. Suy ngẫm
AI đã giúp bạn phát hiện những insights nào mới hoặc bất ngờ?
Các biểu đồ được đề xuất có phù hợp để truyền tải dữ liệu không?
NGÀY 23 (THỨ BA): LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để lập kế hoạch dự án hiệu quả
1. Tạo kế hoạch dự án với AI (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để lập kế hoạch dự án chi tiết
Prompt cơ bản:bạn là chuyên gia quản lý dự án, hãy tạo một kế hoạch dự án chi tiết cho [mô tả dự án].
Kế hoạch cần bao gồm:
1. Tóm tắt dự án (mục tiêu, phạm vi, kết quả mong đợi)
2. Các giai đoạn chính và thời gian dự kiến
3. Công việc cụ thể trong mỗi giai đoạn
4. Phân công trách nhiệm (vai trò cần thiết)
5. Các mốc quan trọng (milestones)
6. Rủi ro tiềm ẩn và chiến lược giảm thiểu
7. Tài nguyên cần thiết (nhân lực, ngân sách, công cụ)
Thử nghiệm các loại kế hoạch:
Dự án sản phẩm mới
Dự án cải tiến quy trình
Dự án tổ chức sự kiện
Dự án thay đổi nội bộ
2. Tạo biểu đồ Gantt và phân công công việc (10 phút)
Thực hành:
Prompt tạo biểu đồ Gantt:Dựa trên kế hoạch dự án, hãy tạo một biểu đồ Gantt dạng bảng với các cột:
1. Tên công việc
2. Thời gian bắt đầu
3. Thời gian kết thúc
4. Thời lượng (ngày/tuần)
5. Người phụ trách
6. Mức độ hoàn thành (%)
7. Công việc tiên quyết
Hãy điền vào bảng với dữ liệu từ kế hoạch dự án, đảm bảo một chuỗi nhiệm vụ logic và khả thi.
Prompt phân công nhiệm vụ:Tạo một ma trận trách nhiệm RACI cho dự án này với các vai trò chính:
- Quản lý dự án
- Thành viên đội dự án
- Bên liên quan (stakeholders)
- Ban lãnh đạo
Cho mỗi nhiệm vụ, xác định rõ ai Chịu trách nhiệm (R), Phê duyệt (A), Được tham vấn (C), và Được thông báo (I).
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Áp dụng các prompt trên cho một dự án thực tế sắp tới
Điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với điều kiện thực tế
Xác định công cụ bạn sẽ sử dụng để triển khai kế hoạch (MS Project, Asana, Trello, v.v.)
4. Suy ngẫm
AI đã giúp bạn xem xét những khía cạnh nào của dự án mà bạn có thể bỏ qua?
Kế hoạch được tạo ra có khả thi không? Cần điều chỉnh gì để phù hợp hơn?
NGÀY 24 (THỨ TƯ): THỰC HÀNH SÂU & CHIÊM NGHIỆM
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Thực hành sâu hơn một kỹ năng từ Ngày 22 hoặc 23 và chiêm nghiệm học tập
1. Lựa chọn kỹ năng để đào sâu (5 phút)
Quyết định xem bạn muốn thực hành sâu hơn về:
Tùy chọn A: Phân tích dữ liệu (Ngày 22)
Tùy chọn B: Lập kế hoạch dự án (Ngày 23)
2. Thực hành nâng cao (15 phút)
Nếu chọn Tùy chọn A (từ Ngày 22):
Thử thách: Phân tích dữ liệu chuyên sâu và tạo bảng điều khiển (dashboard)
Chọn một bộ dữ liệu phức tạp hơn từ công việc của bạn
Prompt: "Bạn là chuyên gia phân tích dữ liệu và business intelligence, hãy thực hiện phân tích chuyên sâu về bộ dữ liệu sau: {{{[dán dữ liệu của bạn]}}}Phân tích cần bao gồm:
Phân tích thống kê mô tả đầy đủ (trung bình, trung vị, phương sai, phân phối)
Phân tích xu hướng và mẫu (tăng trưởng, chu kỳ, mùa vụ)
Phân tích phân đoạn (theo nhóm, loại, khu vực)
Phân tích tương quan giữa các biến số
Dự đoán xu hướng trong tương lai
5-7 insights kinh doanh có giá trị
Sau đó, thiết kế một bảng điều khiển (dashboard) toàn diện bao gồm 6-8 biểu đồ khác nhau để hiển thị những insights này. Mô tả chi tiết từng biểu đồ, mục đích, và cách diễn giải."
Sau khi nhận được kết quả, yêu cầu AI đề xuất cách sử dụng những insights này để đưa ra quyết định kinh doanh
Nếu chọn Tùy chọn B (từ Ngày 23):
Thử thách: Tạo kế hoạch dự án toàn diện với kịch bản rủi ro
Chọn một dự án phức tạp hoặc chiến lược
Prompt: "Bạn là giám đốc quản lý dự án có kinh nghiệm trong lĩnh vực [ngành của bạn], hãy tạo một kế hoạch dự án toàn diện cho [mô tả dự án chi tiết]. Kế hoạch cần bao gồm:
Phần tổng quan chiến lược (liên kết đến mục tiêu kinh doanh, KPIs, ROI dự kiến)
Cấu trúc phân chia công việc (WBS) chi tiết đến cấp độ 3
Lịch trình dự án chi tiết (bảng Gantt) với các mốc quan trọng
Kế hoạch tài nguyên (nhân sự, tài chính, công nghệ)
Kế hoạch truyền thông dự án (ai cần biết gì và khi nào)
Phân tích rủi ro chuyên sâu (xác định, đánh giá, giảm thiểu)
Kế hoạch ứng phó khủng hoảng cho 3 kịch bản xấu nhất
Tiêu chí đánh giá thành công và kế hoạch đánh giá
Hãy đảm bảo kế hoạch thực tế, có thể triển khai được, và dựa trên các phương pháp quản lý dự án tốt nhất."
Sau khi nhận được kết quả, yêu cầu AI xác định 5 yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo thành công của dự án
3. Áp dụng vào công việc thực tế (5 phút)
Xác định cách bạn có thể áp dụng kết quả phân tích hoặc kế hoạch vào công việc hiện tại
Lập danh sách các bước tiếp theo để triển khai
Đánh giá tính khả thi và nguồn lực cần thiết
4. Chiêm nghiệm sâu (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
Cách AI đã giúp bạn nhìn nhận dữ liệu hoặc dự án từ góc độ khác
Những hiểu biết mới về phân tích dữ liệu hoặc quản lý dự án
Cách kết hợp chuyên môn của bạn với khả năng phân tích của AI
Những kỹ năng mới bạn cần phát triển để tận dụng tối đa những insights này
NGÀY 25 (THỨ NĂM): GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để phân tích vấn đề và hỗ trợ ra quyết định
1. Phân tích vấn đề với AI (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để phân tích sâu một vấn đề trong công việc
Prompt cơ bản:bạn là chuyên gia phân tích vấn đề và tư duy hệ thống, hãy giúp tôi phân tích vấn đề sau: [mô tả vấn đề].
Phân tích cần bao gồm:
1. Phân tích nguyên nhân gốc rễ (5 WHYs)
2. Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức)
3. Phân tích bên liên quan (stakeholders) và tác động
4. Phân tích chi phí-lợi ích cho các phương án giải quyết
5. Đề xuất 3-5 giải pháp khả thi với ưu nhược điểm của mỗi giải pháp
Thử nghiệm các loại vấn đề:
Vấn đề về quy trình/hiệu quả
Vấn đề về sản phẩm/dịch vụ
Vấn đề về con người/tổ chức
Vấn đề về kinh doanh/chiến lược
2. Hỗ trợ ra quyết định (10 phút)
Thực hành:
Prompt đánh giá phương án:Bạn là cố vấn ra quyết định, hãy giúp tôi đánh giá các phương án sau đây cho [quyết định cần đưa ra]:
[Liệt kê các phương án]
Cho mỗi phương án, hãy phân tích:
1. Lợi ích ngắn hạn và dài hạn
2. Rủi ro và thách thức
3. Tác động đến các bên liên quan
4. Tài nguyên và thời gian cần thiết
5. Xác suất thành công (thấp/trung bình/cao) và lý do
Cuối cùng, đề xuất phương án tốt nhất dựa trên [các tiêu chí quan trọng nhất] và giải thích lý do.
Thử thách: Tạo ma trận quyết định cho một lựa chọn phức tạp với nhiều tiêu chí
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Chọn một vấn đề hoặc quyết định thực tế trong công việc
Áp dụng các prompt phân tích và ra quyết định
Đánh giá chất lượng của các phân tích và đề xuất
4. Suy ngẫm
AI đã giúp bạn thấy những khía cạnh mới nào của vấn đề?
Đề xuất của AI có thực tế và phù hợp với bối cảnh của bạn không?
NGÀY 26 (THỨ SÁU): KIỂM SOÁT DỰ ÁN VÀ BÁO CÁO
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Sử dụng AI để theo dõi, kiểm soát và báo cáo tiến độ dự án
1. Tạo báo cáo tiến độ dự án (15 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để tạo báo cáo tiến độ chuyên nghiệp
Prompt cơ bản:bạn là quản lý dự án giàu kinh nghiệm, hãy tạo một báo cáo tiến độ dự án cho [tên dự án].
Thông tin dự án:
- Mục tiêu: [mục tiêu dự án]
- Thời gian bắt đầu: [ngày]
- Thời gian dự kiến hoàn thành: [ngày]
- Tiến độ hiện tại: [%]
- Các mốc quan trọng đã hoàn thành: [liệt kê]
- Các mốc quan trọng sắp tới: [liệt kê]
- Vấn đề gặp phải: [liệt kê]
Báo cáo cần bao gồm:
1. Tóm tắt tình trạng dự án (đèn xanh/vàng/đỏ)
2. Tiến độ so với kế hoạch ban đầu
3. Các thành tựu chính trong kỳ báo cáo
4. Vấn đề gặp phải và hành động khắc phục
5. Rủi ro mới hoặc thay đổi
6. Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo
7. Các quyết định cần được phê duyệt
Thử nghiệm các định dạng báo cáo:
Báo cáo ngắn gọn cho ban lãnh đạo
Báo cáo chi tiết cho đội dự án
Báo cáo trực quan với đồ họa
Báo cáo tình trạng hàng tuần
2. Phát hiện và xử lý vấn đề dự án (10 phút)
Thực hành:
Prompt phân tích vấn đề dự án:bạn là cố vấn quản lý dự án, hãy phân tích các vấn đề sau trong dự án [tên dự án]:
[Liệt kê các vấn đề]
Cho mỗi vấn đề, hãy:
1. Phân tích nguyên nhân có thể
2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến dự án (thấp/trung bình/cao)
3. Đề xuất 2-3 giải pháp khắc phục
4. Đưa ra hành động phòng ngừa tương lai
Prompt tạo kế hoạch hành động:Tạo một kế hoạch hành động chi tiết để giải quyết vấn đề [mô tả vấn đề] trong dự án. Kế hoạch cần có các hành động cụ thể, người phụ trách, thời hạn, và tiêu chí hoàn thành thành công.
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Áp dụng prompt báo cáo tiến độ cho một dự án thực tế của bạn
Xác định những vấn đề hiện tại và lên kế hoạch xử lý
Chia sẻ báo cáo với các bên liên quan (nếu phù hợp)
4. Suy ngẫm
Báo cáo được tạo ra có truyền tải thông tin hiệu quả không?
Những cải tiến nào có thể áp dụng cho quy trình báo cáo hiện tại của bạn?
NGÀY 27 (THỨ BẢY): THỰC HÀNH SÂU & CHIÊM NGHIỆM
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Thực hành sâu hơn một kỹ năng từ Ngày 25 hoặc 26 và chiêm nghiệm học tập
1. Lựa chọn kỹ năng để đào sâu (5 phút)
Quyết định xem bạn muốn thực hành sâu hơn về:
Tùy chọn A: Giải quyết vấn đề và ra quyết định (Ngày 25)
Tùy chọn B: Kiểm soát dự án và báo cáo (Ngày 26)
2. Thực hành nâng cao (15 phút)
Nếu chọn Tùy chọn A (từ Ngày 25):
Thử thách: Tạo hệ thống ra quyết định toàn diện
Chọn một quyết định phức tạp hoặc có tác động lớn đến công việc
Prompt: "bạn là chuyên gia tư vấn ra quyết định chiến lược, hãy tạo một hệ thống phân tích quyết định toàn diện cho [mô tả tình huống quyết định]. Hệ thống cần bao gồm:
Khung phân tích vấn đề (framework) đánh giá tình hình hiện tại
Ma trận phân tích PESTLE (Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Pháp lý, Môi trường) liên quan đến quyết định
Ma trận quyết định với 5-7 phương án và 8-10 tiêu chí đánh giá (có trọng số)
Phân tích kịch bản cho 3 tình huống (lạc quan, cơ sở, bi quan)
Đánh giá rủi ro đầy đủ cho phương án được đề xuất
Kế hoạch triển khai và giám sát kết quả
Kế hoạch dự phòng nếu kết quả không như mong đợi
Hãy thiết kế hệ thống này với giả định rằng quyết định có tác động chiến lược và dài hạn."
Sau khi nhận được kết quả, yêu cầu AI tóm tắt các yếu tố quan trọng nhất khi áp dụng hệ thống này
Nếu chọn Tùy chọn B (từ Ngày 26):
Thử thách: Tạo bảng điều khiển (dashboard) toàn diện cho quản lý dự án
Prompt: "bạn là chuyên gia về quản lý dự án và báo cáo trực quan, hãy thiết kế một bảng điều khiển (dashboard) toàn diện để theo dõi và báo cáo dự án [tên dự án]. Bảng điều khiển cần bao gồm:
Phần tổng quan (3-5 KPI chính với biểu đồ trực quan)
Theo dõi tiến độ (biểu đồ Gantt hoặc dòng thời gian tương tác)
Theo dõi ngân sách (chi tiêu thực tế vs. dự kiến, dự báo)
Quản lý rủi ro (ma trận nhiệt và trạng thái)
Theo dõi vấn đề và hành động (bảng Kanban)
Báo cáo tài nguyên (phân bổ nhóm, công suất)
Thước đo thành công (KPI cụ thể cho dự án)
Cho mỗi phần của bảng điều khiển, mô tả chi tiết các biểu đồ, số liệu, và trình bày trực quan, bao gồm ý nghĩa của các yếu tố và cách sử dụng chúng để ra quyết định."
Sau khi nhận được kết quả, yêu cầu AI đề xuất cách triển khai bảng điều khiển này bằng các công cụ phổ biến (Excel, PowerBI, Google Data Studio, v.v.)
3. Áp dụng vào công việc thực tế (5 phút)
Xác định phần nào của hệ thống phức tạp này bạn có thể áp dụng ngay
Điều chỉnh đề xuất để phù hợp với nguồn lực và khả năng của bạn
Lập kế hoạch triển khai từng bước
4. Chiêm nghiệm sâu (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
Những cách AI có thể hỗ trợ các quyết định chiến lược
Sự cân bằng giữa dữ liệu/phân tích và trực giác/kinh nghiệm
Những kỹ năng bạn cần phát triển để tối ưu hóa quy trình quyết định
Cách tích hợp các công cụ AI vào quy trình làm việc hiện tại
NGÀY 28 (CHỦ NHẬT): CHIÊM NGHIỆM & THỬ NGHIỆM MỞ RỘNG
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Tổng kết tuần 4, chiêm nghiệm và thử nghiệm tự do
1. Ôn tập kỹ năng đã học (10 phút)
Prompt: "Tạo một bảng tóm tắt về 4 kỹ năng chính đã học trong tuần này (Phân tích dữ liệu, Lập kế hoạch dự án, Giải quyết vấn đề và ra quyết định, Kiểm soát dự án và báo cáo). Cho mỗi kỹ năng: 3 công cụ/phương pháp chính, 2 prompt hiệu quả nhất, và 1 cách áp dụng vào công việc hàng ngày."
Ghi lại bảng tóm tắt này vào sổ tay để tham khảo sau này
2. Thử nghiệm tự do (15 phút)
Nhiệm vụ: Tạo một hệ thống workflow tự động hóa cho công việc hàng ngày
Thử thách: Sử dụng ChatGPT để thiết kế một hệ thống workflow tự động hóa cho một quy trình công việc thường xuyên, bao gồm:
Lưu trữ và quản lý tài liệu
Thu thập và phân tích dữ liệu
Tạo báo cáo và theo dõi
Giao tiếp với các bên liên quan
Prompt gợi ý:Bạn là chuyên gia về tự động hóa quy trình và năng suất, hãy thiết kế một hệ thống workflow tự động hóa cho [mô tả quy trình công việc].
Hệ thống cần bao gồm:
1. Sơ đồ luồng quy trình từ đầu đến cuối
2. Các công cụ/phần mềm đề xuất cho mỗi bước (ưu tiên các công cụ miễn phí hoặc phổ biến)
3. Các mẫu tài liệu và báo cáo tự động
4. Các chiến lược theo dõi và thông báo
5. AI prompt để sử dụng tại các điểm quyết định quan trọng
Tôi muốn quy trình này tiết kiệm thời gian và giảm công việc thủ công lặp đi lặp lại, đồng thời nâng cao chất lượng và nhất quán.
3. Lập kế hoạch cho tương lai (5 phút)
Prompt: "Dựa trên những gì tôi đã học trong bốn tuần qua về sử dụng AI trong công việc văn phòng, hãy giúp tôi tạo một kế hoạch phát triển kỹ năng 3 tháng tiếp theo. Kế hoạch cần bao gồm:
5 kỹ năng AI ưu tiên cần phát triển thêm
Các nguồn tài nguyên để tiếp tục học
Lịch trình thực hành hàng tuần/hàng tháng
Các dự án thực tế để áp dụng kỹ năng"
4. Chiêm nghiệm tổng thể (5 phút)
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
3 thay đổi lớn nhất trong cách bạn làm việc sau khi học chương trình này
2 lĩnh vực mà AI đã cải thiện hiệu quả công việc của bạn nhất
1 cam kết cụ thể về việc tiếp tục phát triển kỹ năng AI trong tương lai
NGÀY 29 (THỨ HAI): TÍCH HỢP VÀ TỔNG HỢP KỸ NĂNG
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Tổng hợp tất cả các kỹ năng đã học và phát triển quy trình làm việc cá nhân với AI
1. Đánh giá kỹ năng AI của bạn (10 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để tạo công cụ đánh giá kỹ năng AI
Prompt:Bạn là chuyên gia đánh giá kỹ năng và phát triển nghề nghiệp, hãy tạo một công cụ tự đánh giá toàn diện về kỹ năng làm việc với AI. Công cụ cần đánh giá:
1. Mức độ thành thạo với 7 Nguyên lý Chỉ huy AI (thang điểm 1-5)
2. Khả năng sử dụng AI trong các lĩnh vực: soạn thảo văn bản, phân tích dữ liệu, quản lý dự án, giao tiếp, và giải quyết vấn đề
3. Hiểu biết về ưu điểm, hạn chế và khả năng ứng dụng của AI
4. Tích hợp AI vào quy trình làm việc hàng ngày
Bao gồm các câu hỏi tự đánh giá cụ thể và hướng dẫn diễn giải kết quả với đề xuất phát triển.
Lưu ý: Bạn nhớ đính kèm nội dung 7 Nguyên lý chủ huy AI cho ChatGPT để có bài test chuẩn xác, sau đó hoàn thành bài đánh giá để xác định điểm mạnh và các lĩnh vực cần cải thiện
2. Phát triển hệ thống prompt cá nhân (15 phút)
Thực hành:
Prompt tạo thư viện prompt:Dựa trên kỹ năng và nhu cầu của tôi, hãy giúp tôi tạo một thư viện prompt cá nhân toàn diện để sử dụng trong công việc hàng ngày. Thư viện cần bao gồm:
1. 5-7 prompt "đa-năng" có thể tùy chỉnh cho nhiều tình huống
2. 3-5 prompt cho mỗi lĩnh vực: soạn thảo văn bản, phân tích dữ liệu, quản lý dự án, thuyết trình, giao tiếp
3. Hướng dẫn tùy chỉnh prompt cho các tình huống cụ thể
4. Mẹo tối ưu hóa kết quả thông qua đối đáp
Mỗi prompt cần có: mẫu cơ bản, hướng dẫn sử dụng, và cách điều chỉnh.
Prompt thiết kế quy trình làm việc với AI:Hãy thiết kế một quy trình làm việc hàng ngày tích hợp AI để tối ưu hóa công việc văn phòng của tôi. Quy trình cần bao gồm:
1. Các điểm tích hợp AI vào lịch trình hàng ngày
2. Quy trình kiểm tra và chỉnh sửa kết quả AI
3. Hệ thống lưu trữ và quản lý prompt và kết quả
4. Chiến lược cải thiện liên tục khi sử dụng AI
Tập trung vào các nhiệm vụ: [liệt kê các nhiệm vụ chính của bạn].
3. Thực hành thực tế (5 phút)
Lựa chọn 3-5 prompt từ thư viện vừa tạo để sử dụng thường xuyên
Tạo một thư mục hoặc tài liệu để lưu trữ prompt và kết quả
Lên kế hoạch triển khai quy trình làm việc với AI
4. Suy ngẫm
Những prompt nào bạn thấy hữu ích nhất cho công việc?
Làm thế nào để tùy chỉnh quy trình làm việc cho phù hợp với thói quen của bạn?
NGÀY 30 (THỨ BA): TỔNG KẾT VÀ KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Tổng kết khóa học và lập kế hoạch phát triển kỹ năng AI trong tương lai
1. Nhìn lại hành trình 30 ngày (10 phút)
Nhiệm vụ: Sử dụng ChatGPT để tạo một khung phản tư về hành trình học tập
Prompt:Bạn là chuyên gia về học tập trải nghiệm và phản tư, hãy tạo một khung phản tư chi tiết để đánh giá hành trình 30 ngày học cách làm việc với AI. Khung cần bao gồm các câu hỏi sâu sắc về:
1. Những kỹ năng và kiến thức mới đã học được
2. Cách thức AI đã thay đổi phương pháp làm việc
3. Những thách thức gặp phải và cách vượt qua
4. Những thành tựu và đột phá trong quá trình học
5. Tác động của AI đến hiệu quả và sáng tạo
Hãy thiết kế khung này để khuyến khích suy nghĩ sâu sắc và rút ra những bài học có ý nghĩa.
Hoàn thành bài phản tư để đánh giá tiến bộ và học hỏi của bạn
2. Lập kế hoạch phát triển trong tương lai (15 phút)
Thực hành:
Prompt tạo kế hoạch:Dựa trên bài phản tư của tôi: [Tóm tắt bài phản tư], hãy giúp tôi tạo một kế hoạch phát triển 6 tháng để tiếp tục nâng cao kỹ năng làm việc với AI. Kế hoạch cần bao gồm:
1. 3-5 mục tiêu SMART cụ thể
2. Các hoạt động học tập và thực hành thường xuyên
3. Các dự án thực tế để áp dụng kỹ năng
4. Tài nguyên và công cụ học tập
5. Các mốc đánh giá tiến độ
Kế hoạch cần thực tế, khả thi và tích hợp vào lịch trình làm việc bình thường.
Prompt tạo thói quen:Hãy đề xuất 5 thói quen hàng ngày/hàng tuần đơn giản để duy trì và phát triển kỹ năng AI của tôi, không yêu cầu quá 10-15 phút mỗi ngày. Mỗi thói quen cần có mô tả cụ thể, lợi ích, và chiến lược để duy trì.
3. Cam kết hành động (5 phút)
Chọn 3 thói quen bạn sẽ bắt đầu thực hiện ngay
Đặt lịch nhắc nhở để thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng
Xác định dự án đầu tiên bạn sẽ áp dụng kỹ năng AI mới
4. Chiêm nghiệm cuối cùng
Ghi lại trong sổ tay của bạn:
Những thay đổi quan trọng nhất trong công việc sau 30 ngày
Cam kết của bạn đối với việc tiếp tục phát triển kỹ năng AI
Tầm nhìn về cách AI sẽ hỗ trợ sự nghiệp của bạn trong tương lai
LỜI KẾT: TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH
Chúc mừng bạn đã hoàn thành khóa học "30 Ngày Thành Thạo Làm việc cùng AI"! Đây chỉ là khởi đầu của một hành trình dài và thú vị. Công nghệ AI tiếp tục phát triển nhanh chóng, và những kỹ năng bạn học được sẽ ngày càng có giá trị.
Hãy nhớ rằng thành thạo AI không phải là về việc thay thế con người, mà là về việc tăng cường khả năng của con người. Bạn đã học cách "chỉ huy" AI - biến nó thành một trợ lý mạnh mẽ để bạn có thể tập trung vào những điều mà con người làm tốt nhất: sáng tạo, đưa ra quyết định phức tạp, và xây dựng mối quan hệ.
Tiếp tục thực hành, thử nghiệm, và học hỏi. Chia sẻ kiến thức của bạn với đồng nghiệp và cùng nhau khám phá những khả năng mới. AI không phải là tương lai - nó là hiện tại, và bạn đã sẵn sàng để tận dụng sức mạnh của nó. Hãy tận dụng chatbot góp ý Prompt này để giúp bạn: https://chatgpt.com/g/g-67e897018374819194f3f4833b2126f9-ldn-prompt-mentor
Mời bạn đọc kỹ bài này (và các bài viết có liên kết trong đó) để hệ thống hóa và tiếp tục nâng cao năng lực vận dụng AI một cách nhân bản và thông minh của mình:
DÙNG AI HIỆU QUẢ: 8 QUY TẮC BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA
Tuần trước, trong một buổi tập huấn về Vận dụng AI trong giáo dục với một nhóm giảng viên đại học, tôi đã chứng kiến hai thái cực trong nhận thức về AI: một số thầy cô e ngại rằng "AI sẽ khiến sinh viên lười suy nghĩ", trong khi những người khác lại hào hứng với viễn cảnh "AI sẽ giải quyết các vấn đề nan giải của giáo dục hiện nay". Tôi rất tiếc phải nó…
Hãy nhớ rằng: Công cụ mạnh nhất không phải là AI - mà là trí tuệ của bạn, được tăng cường bởi AI. Chúc bạn thành công trên hành trình tiếp theo!
Lương Dũng Nhân, Nhà Giáo dục, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Generative AI trong Giáo dục
Tác giả sách "Lối tắt khôn ngoan: Vượt trội cùng AI và Design Thinking"
Năm nay, tôi có chương trình Membership giúp bạn hình thành năng lực làm việc chuyên nghiệp tích hợp AI, để trở thành một “Nhà quản lý không thể thay thế” [Essential Manager]. Bạn có thể tham khảo thông tin chương trình tại đây
Bên cạnh đó, đây là thông tin các khóa học về AI của AI Mastermind trên Udemy:
10 ẢO TƯỞNG 6 GIẢI PHÁP THỜI ĐẠI A.I
ỨNG DỤNG A.I TRONG THAM VẤN TÂM LÝ
XÂY THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN CÙNG A.I
SÁNG TẠO CÙNG A.I (THEO DESIGN THINKING)
Quà tặng các chatbot AI miễn phí TẠI ĐÂY
Đọc thêm các bài viết về học hỏi, phát triển bản thân tại bản tin LEARNACY
Nếu bạn muốn tham gia vào nhóm Zalo của AIMastermind nơi tôi chia sẻ một số thông tin, quan điểm cập nhật về AI cũng như các chương trình đào tạo thì có thể truy cập tại ĐÂY.
Sẽ rất hữu ích cho bản thân Nhân và cả cộng đồng nếu các bạn đang thực hành theo workbook chia sẻ trải nghiệm thực của mình.
Ngoài ra, Nhân cũng rất cởi mở với những góp ý của mọi người để giáo trình được hoàn thiện hơn nữa.
Nhờ mọi người comment nhé. Nhân xin cảm ơn!
Bài chia sẻ rất chi tiết, tâm huyết và nhiều giá trị! Cảm ơn anh Nhân nhìu ah ^^